Notice: Undefined index: WP_Widget_Recent_Comments in /home/ohta/domains/ohta-isan.vn/public_html/wp-content/themes/flatsome/inc/structure/structure-posts.php on line 6
Thuốc Pantoprazole STADA 40mg: Công dụng, cách dùng và giá bán

Thuốc Pantoprazole STADA 40mg: Công dụng, cách dùng và giá bán

Thuốc Pantoprazole STADA 40mg

Pantoprazole là thuốc gì?

Pantoprazole như đã nói ở trên, là một thuốc điều trị bệnh đường tiêu hóa, cụ thể là căn bệnh đang ám ảnh rất nhiều người: Loét dạ dày tá tràng.

Pantoprazole có khá nhiều dạng thuốc khác nhau trên thị trường, tuy nhiên đều có điểm chung là hoạt chất chính pantoprazole được bào chế dưới dạng bột tiêm hoặc dạng chống lại được acid dạ dày.

Với mỗi hãng khác nhau, Pantoprazole có thể có các hàm lượng hoạt chất cũng như tên gọi khác nhau, bạn có thể tham khảo thêm ở mục 2 dưới đây.

Một số loại thuốc Pantoprazole trên thị trường

Pantoprazole Stada 40mg

Đúng như tên gọi của mình, Pantoprazole Stada 20mg là thuốc có hoạt chất chính là Pantoprazole hàm lượng 40mg, do Công ty liên doanh TNHH Stada-Việt Nam – VIỆT NAM sản xuất.

Pantoprazole trong sản phẩm này được bào chế dưới dạng viên nang chứa vi hạt tan trong ruột.

Thuốc có thể được đóng gói dưới dạng hộp 2 vỉ hoặc hộp 4 vỉ, mỗi vỉ 7 viên hoặc hộp 1 chai 28 viên.

Thuốc đã được Bộ Y tế xác nhận đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành trên thị trường và được cấp số đăng ký: VD-11318-10

Pantoprazol – Actavis protect 20mg của Đức

Pantoprazol – Actavis protect 20 mg là thuốc có hoạt chất chính là Pantoprazole hàm lượng 20mg, do Công ty Actavis Deutschland GmbH & Co – Đức sản xuất.

Pantoprazole trong sản phẩm này được bào chế dưới dạng viên nén kháng dịch dạ dày.

Thuốc có thể được đóng gói dưới dạng hộp 2 vỉ hoặc hộp 4 vỉ, mỗi vỉ 7 viên.

Thuốc đã được Bộ Y tế Đức xác nhận đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành trên thị trường và được cấp mã PZN: 6456020

Pms – Pantoprazole (tiêm)

Dạng bào chế của Pms – Pantoprazole khác với 2 loại thuốc trên, thuốc này được bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm, có 2 loại hàm lượng là 20mg và 40mg.

Vì được bào chế dưới dạng pha tiêm nên Pms – Pantoprazole có hoạt chất chính là Pantoprazole dưới dạng muối Natri.

Đây là một thuốc do Công ty Dược phẩm Sofarimex-Industria Quimica E Farmaceutica, S.A -BỒ ĐÀO NHA sản xuất. Được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép lưu hành và số đăng ký: VN-13813-11.

Pms – Pantoprazole thường được đóng gói dạng hộp 1 lọ 10ml.

Savi Pantoprazole 40mg

Thuốc Savi Pantoprazole 40mg
Thuốc Savi Pantoprazole 40mg

Savi Pantoprazole 40mg là thuốc có hoạt chất chính là Pantoprazole (dưới dạng Pantoprazole natri sesquihydrate) hàm lượng 40mg, do Công ty Savipharm – Việt Nam sản xuất.

Pantoprazole trong sản phẩm này được bào chế dưới dạng viên nén kháng dịch dạ dày.

Thuốc có thể được đóng gói dưới dạng hộp 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

Thuốc đã được Bộ Y tế xác nhận đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành trên thị trường và được cấp SĐK: VD-20248-13

Pantoprazole có tác dụng gì?

Nằm trong nhóm thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng, Pantoprazole được bắt đầu nghiên cứu như một thuốc gốc từ những năm 1985 tại châu Âu, đến năm 1994, thuốc được đưa vào sử dụng đầu tiên tại Đức trên lâm sàng với tên biệt dược là Protonix.

Từ những nghiên cứu đầu tiên đến nay, Pantoprazole đã được chứng minh đầy đủ công dụng cũng như cơ chế tác dụng, tác dụng dược lý của chúng trong cơ thể người. Cơ chế này có thể được tóm tắt đơn giản như dưới đây:

  • Với đặc tính dễ bị acid phân hủy, Pantoprazole thường được bào chế dưới dạng viên nén bao tan trong ruột, viên nang chứa vi hạt hoặc bột pha tiêm. Các dạng bào chế này cho phép Pantoprazole được hấp thu tối đa ở ruột.
  • Sau khi vào mạch mạc treo ruột, Pantoprazole được phân bố với nồng độ cao trong huyết tương và đạt đỉnh tại khoảng 2 đến 2,5 giờ sau khi uống.
  • Khi được phân bố vào máu, Pantoprazole được đưa đến các tế bào trong cơ thể tuy nhiên nồng độ cao nhất là trong tế bào viền của niêm mạc dạ dày. Tại đây, nhờ tương tác với bơm proton trên các tế bào này, Pantoprazole ngăn cản không cho H+ được vận chuyển ra lòng dạ dày nữa.

Cơ chế trên khiến Pantoprazole ngăn cản được khâu cuối cùng trong cơ chế vận chuyển H+ làm tăng acid dạ dày. Như vậy những tác nhân cơ học hay tác nhân thần kinh và cả hormon đều không làm tăng acid dạ dày đáng kể nữa.

Sau khi vào cơ thể và có tác dụng, Pantoprazole được chuyển hóa qua gan thông qua enzym gan có tên cytochrom P450. Ngoài ra, một phần nhỏ pantoprazole cũng được các enzym khác chuyển hóa như CYP3A4, CYP2D6 và CYP2C9. Thời gian bán thải cuối cùng là khoảng 1 giờ, ở những bệnh nhân suy gan thì thời gian này có thể kéo dài hơn gấp 3 đến 6 lần.

Thuốc Pantoprazole 40mg có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị
Thuốc Pantoprazole 40mg có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị

Công dụng của Pantoprazole

Với những tác dụng trên, Pantoprazole được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng.
  • Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc viêm xước thực quản.
  • Bệnh nhân có nguy cơ loét dạ dày tá tràng do phải sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như paracetamol, Aspirin, Diclofenac Natri, Ibuprofen…
  • Bệnh nhân mắc hội chứng u đầu tụy – Hội chứng Zollinger – Ellison.

Cách sử dụng Pantoprazole

Cách dùng

Với 2 dạng thuốc khác nhau, bệnh nhân cần tuân thủ những cách sử dụng khác nhau:

  • Với thuốc dạng viên nén bao tan trong ruột hoặc dạng viên nang chứa vi hạt: Bệnh nhân không được nhai, nghiền nát hoặc hòa viên thuốc vào trong nước vì như vậy, thuốc sẽ tiếp xúc trực tiếp với acid dạ dày và bị phân hủy nhanh chóng và không còn tác dụng với cơ thể. Tốt nhất với dạng thuốc này bạn nên uống thuốc cùng một cốc nước nóng, không nên dùng thuốc với các loại nước hoa quả, nước có ga hay nước ngọt khác.
  • Với thuốc dạng bột pha tiêm: Thực tế bệnh nhân có thể được pha tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch với dạng bào chế này. Tuy nhiên bệnh nhân không được pha hay tiêm truyền tại nhà mà không có sự giám sát của nhân viên y tế vì các tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình tiêm truyền và ở nhà không có đủ trang thiết bị cũng như điều kiện xử lý các biến chứng này. Chú ý, dịch pha truyền phải đảm bảo vệ sinh và là một trong số các dung dịch sau đây (tùy vào tình trạng của bệnh nhân): Dung dịch Natri clorid 0,9%, dung dịch Ringer lactat hoặc dung dịch dextran 5%. Cần phải pha đúng tỉ lệ để hạn chế tối đa tác dụng phụ và biến chứng.

Liều dùng

Với dạng tiêm

Trường hợp bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hoặc loét dạ dày tá tràng nặng: Tiêm truyền ngày 1 lần, mỗi lần 40mg.

Bệnh nhân suy gan thận nặng: Để đảm bảo khả năng đào thải và chuyển hóa của gan, cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, chọn 1 trong 2 cách sử dụng sau đây:

Giảm bớt liều lượng: Mỗi ngày tiêm truyền 1 lần 20mg.

Hai ngày mới tiêm truyền 1 lần: Mỗi lần 40mg.

Dạng tiêm truyền này không quá tốn thời gian, bệnh nhân nên chuyển sang dạng uống ngay khi có thể để tránh các tác dụng phụ và biến chứng có thể xảy ra khi tiêm truyền.

Với dạng uống

Viên thuốc Pantoprazole Stada
Viên thuốc Pantoprazole Stada

Trường hợp bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản:

Đợt đầu: Dùng mỗi ngày 1 đến 2 viên thuốc 20mg, duy trì trong 4 tuần. Nếu khỏi bệnh, bệnh nhân không cần dùng thêm đợt 2.

Đợt thứ 2: Trong trường hợp điều trị hết 1 đợt thuốc đầu mà các triệu chứng bệnh chưa hết, có thể sử dụng nguyên liều ở đợt thứ nhất trong 4 tuần tiếp theo.

Trường hợp bệnh nhân loét dạ dày tá tràng: Mỗi ngày sử dụng 1 viên thuốc Pantoprazole 40mg, duy trì trong 4 tuần. Bệnh nhân có nhiễm Helicobacter pylori cần kết hợp sử dụng Pantoprazole với các kháng sinh khác theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Trường hợp có nguy cơ loét dạ dày tá tràng do phải sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Duy trì liều dùng là 1 viên Pantoprazole 20mg/ngày, duy trì trong thời gian sử dụng NSAIDs.

Trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng u đầu tụy – Hội chứng Zollinger – Ellison: Dùng liều đầu tiên là ngày 2 lần, mỗi lân 1 viên Pantoprazole 40 mg hoặc mỗi lần 2 viên Pantoprazole 20mg. Tùy tình trạng đáp ứng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân các liều tiếp theo.

Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh gan nặng: Cần điều chỉnh liều bằng cách giảm liều hoặc 2 ngày mới sử dụng 1 liều thường. Bệnh nhân cần tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ.

Chống chỉ định

Thuốc Pantoprazole không dùng cho trẻ em
Thuốc Pantoprazole không dùng cho trẻ em

Bệnh nhân mẫn cảm với các thuốc ức chế bơm proton như Pantoprazole, esomeprazole, omeprazole ….. chống chỉ định dùng các thuốc Pantoprazole.

Bệnh nhân mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc khác, bao gồm các tá dược thì không được sử dụng Pantoprazole.

Bệnh nhân là trẻ em không được sử dụng Pantoprazole vì chưa có bằng chứng chứng minh tính an toàn của thuốc trên nhóm đối tượng này.

Bệnh nhân suy gan nặng không nên sử dụng thuốc Pantoprazole các dạng bào chế, kể cả dạng tiêm hay dạng viên uống vì Pantoprazole chủ yếu được đào thải ở gan qua mật.

Tác dụng phụ của Pantoprazole

Giống như các thuốc hóa dược khác, Pantoprazole đều có thể gặp các triệu chứng không mong muốn sau đây:

  • Ghi nhận các tác dụng phụ thường gặp nhất là trên hệ tiêu hóa: Các rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra là tiêu chảy, đầy bụng, táo bón, buồn nôn hoặc nôn.
  • Một số tác dụng khác bao gồm: tăng đường huyết (do có thành phần tá dược chứa đường); một số bệnh nhân suy giảm chức năng gan : tăng men gan, tăng uric …

Do vậy, các bệnh nhân suy gan nặng, bệnh nhân tiểu đường cần chú ý thận trọng khi sử dụng Pantoprazole, tốt nhất chỉ nên sử dụng khi đã cân nhắc lợi hại một cách rõ ràng.

Chú ý và thận trọng

  • Tác động trên hệ tiêu hóa: việc đáp ứng về triệu chứng khi điều trị với pantoprazol không ngăn sự tiến triển của ung thư dạ dày.
  • Tác động trên gan: đã có báo cáo về tăng nhẹ và thoáng qua ALT (SGPT) huyết thanh khi điều trị với pantoprazol đường uống.
  • Kém hấp thu cyanocobalamin: giảm acid dịch vị hoặc chứng thiếu toan dịch vị do điều trị mỗi ngày với các thuốc ức chế tiết acid trong thời gian dài (hơn 3 năm) có thể làm giảm hấp thu cyanocobalamin.
  • Trẻ em: tính an toàn và hiệu quả của thuốc ở trẻ em dưới 18 tuổi chưa được thiết lập.

Ảnh hưởng của Pantoprazole lên phụ nữ có thai và cho con bú

Bệnh nhân thuộc đối tượng phụ nữ có thai và cho con bú không được phép nằm trong nhóm được nghiên cứu kiểm chứng tác dụng lâm sàng của Pantoprazole. Do vậy, các bằng chứng hiện tại chưa đủ để chứng minh thuốc có qua sữa và hàng rào nhau thai không, có ảnh hưởng gì đến thai nhi và trẻ không.

CHính vì vậy, bệnh nhân thuộc nhóm đối tượng này không được sử dụng Pantoprazole, đặc biệt là phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.

Nếu bệnh nhân phát hiện có thai khi đang sử dụng thuốc Pantoprazole cần trao đổi với bác sĩ của mình để được khám và đưa ra lời khuyên.

Tương tác của Pantoprazole với các thuốc khác

Pantoprazole gây ra nhiều tương tác thuốc
Pantoprazole gây ra nhiều tương tác thuốc

Do thuốc Pantoprazole bị phân hủy nếu gặp acid dạ dày nên độ acid dạ dày có ảnh hưởng 1 phần đến độ hấp thu và sinh khả dụng của thuốc.

Ngược lại, các thuốc hấp thu dựa trên độ pH của dạ dày (ví dụ các thuốc hấp thu tại dạ dày, các thuốc có tương tác với acid dạ dày) cũng bị ảnh hưởng bởi tác dụng giảm acid dạ dày của Pantoprazole. Một số thuốc có thể kể đến đó là: Kháng sinh Ampecillin; các thuốc có bản chất là muối sắt ( kể cả muối sắt II và sắt III), các thuốc kháng nấm nhóm ketoconazole….

Do được chuyển hóa ở gan nhờ các hệ men gan nên Pantoprazole có thể làm ảnh hưởng đến những thuốc có chung men gan chuyển hóa P450 (CYP) có sử dụng isoenzym 2C19, CYP3A4, CYP2D6 và CYP2C9.

Với thuốc chống đông warfarin, tương tác xảy ra giữa 2 loại thuốc này làm tăng nồng độ và tác dụng của warfarin, do vậy, bệnh nhân có nguy cơ không cầm được máu và có thể tử vong do mất máu. Đặc biệt với những bệnh nhân cấp cứu do xuất huyết tiêu hóa thì tương tác này là rất đáng lưu ý.

Bệnh nhân sử dụng thuốc bao niêm mạc Sucralfat có thể làm giảm độ hấp thu của thuốc Pantoprazole. Do vậy, bệnh nhân nên sử dụng thuốc Pantoprazole cách ít nhất 30 phút với các thuốc Sucralfat.

Cách xử trí quá liều Pantoprazole

Các bằng chứng lâm sàng chưa ghi nhận đủ số bệnh nhân cần để đưa ra kết luận về các biến chứng khi sử dụng quá liều Pantoprazole. Một số báo cáo mới ghi nhận khi bệnh nhân dùng quá liều Pantoprazole lên tới 400mg hay 600mg mà chưa có tác dụng nào.

Tuy nhiên, do các nghiên cứu còn rất hạn chế bằng chứng nên bạn tốt nhất nên sử dụng thuốc đúng liều lượng đã cho.

Trường hợp quá liều: Pantoprazole không thẩm tách được để loại trừ qua máu, nên nếu bệnh nhân quá liều cần được điều trị các triệu chứng xuất hiện bằng các biện pháp khác.

Pantoprazole giá bao nhiêu?

Pantoprazole Stada 40mg

Pantoprazole Stada 40mg được bán trên thị trường với giá khoảng 2.100 đồng/ viên, tương đương với giá là 57.000 đồng / với hộp 1 lọ 28 viên hoặc hộp 4 vỉ, mỗi vỉ 7 viên.

Hộp 2 vỉ, mỗi vỉ 7 viên có giá rẻ hơn, khoảng 29.000 đồng.

Hình ảnh thuốc:

Pantoprazol – Actavis protect 20mg

Với xuất xứ từ Đức, qua đường vận chuyển và bảo quản về Việt Nam nên Pantoprazol – Actavis protect 20mg có giá khá cao so với các loại thuốc cùng hoạt chất, giá trên thị trường của thuốc là khoảng 230.000 đồng/ hộp 14 viên.

Hình ảnh thuốc:

Pms – Pantoprazole (tiêm)

Với dạng bào chế này, Pantoprazole được sản xuất đảm bảo chất lượng tiêm nên cần yêu cầu khắt khe hơn dạng viên nén uống, kể cả trong khâu sản xuất cũng như bảo quản.

Một lọ bột pha tiêm 10ml hàm lượng Pantoprazole 40mg có giá khoảng 35.000 đồng.

Hình ảnh thuốc:

Savi Pantoprazol 40mg

Theo chúng tôi, những loại thuốc có chất lượng khá đảm bảo, đủ tiêu chuẩn lưu hành trên thị trường, giá cạnh tranh mà lại được sản xuất từ trong nước như Savi Pantoprazol 40mg xứng đáng được nhiều người tiêu dùng trong nước chú ý hơn.

Với dạng bào chế viên nén bao tan trong ruột hàm lượng 40mg, Savi Pantoprazol 40mg có giá khoảng 3.500 đồng/ viên. Tức là hộp chứa 2 vỉ x 10 viên nén có giá khoảng 68. 000 đồng.

 Hình ảnh thuốc: 

Thuốc Pantoprazole mua ở đâu Hà Nội, Tp HCM?

Với các dạng thuốc Pantoprazole hiện đang có trên thị trường, nhiều người tiêu dùng khá là hoang mang không biết nên tìm đâu ra một sản phẩm tốt, đảm bảo chất lượng và phù hợp với mình. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một số nhà thuốc uy tín để người dùng tham khảo:

Tại Hà Nội, bệnh nhân có thể tìm đến một số nhà thuốc uy tín sau: Nhà thuốc Ngọc Anh, Nhà thuốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108,…

Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh nhân có thể đến nhà thuốc Bệnh viện Chợ Rẫy, Nhà thuốc Long Châu,…

Nếu quá bận hoặc trong các trường hợp không thể đến các hiệu thuốc trên, bạn cũng có thể tìm các trang chủ trên mạng của các nhà thuốc trên để được tư vấn, giải đáp và được mua hàng một cách thuận tiện nhất.

Xem thêm: Viên uống Rocket 1h – Sao Thái Dương